Lưu ý khi thiết kế cầu thang trong nhà

  • 222

Cầu thang là một bộ phận quan trọng đối với những căn nhà có gác lửng, nhiều tầng. Cầu thang phải đáp ứng được tiêu chí dễ bước, đủ rộng thoải mái và phải có tính thẩm mỹ. Ngoài ra, chất liệu sử dụng để làm cầu thang cũng cần thay đổi phù hợp với thiết kế để hài hoà với cách trang trí nhà và đẹp mắt. Dưới đây là những lưu ý khi thiết kế cầu thang trong nhà:

1. Thông số k thuật của cầu thang

Thông số kỹ thuật rất quan trọng khi thiết kế cầu thang, đặc biệt là ở những căn nhà phố, diện tích không đủ rộng để làm cầu thang thoải mái.

Đối với chiều rộng cầu thang, theo tiêu chuẩn là từ ít nhất 0,8m đến 1,2m hoặc là 1,5m. Chiều rộng cầu thang nhỏ hơn 0,8m sẽ không thoải mái.

Độ cao bậc cầu thang thường là 150 – 180mm, nếu cao hơn sẽ khó bước và làm mỏi chân.

Chiều rộng mỗi bậc là 250 – 300mm.

Độ dốc của cầu thang được tính theo công thức: 2h + b = 600mm (Độ đốc của cầu thang phụ thuộc vào chiều cao của ngôi nhà được quyết định bởi chiều cao và chiều rộng của bậc thang).

Chiều cao của lan can được tính từ mặt bậc đến tay vịn của lan can là 900mm, không được thấp hơn 700mm để đảm bảo an toàn.

Lưu ý khi thiết kế cầu thang trong nhà

>> Tìm mua nhà đất Hà Nội

2. Số bậc của cầu thang

Số bậc của cầu thang tuỳ thuộc vào chiều cao của tầng và độ cao của bậc để đảm bảo bậc thang không quá cao gây khó khăn. Tuy nhiên, thông thường người ta dựa trên quy tắc tuần hoàn Sinh – Lão – Bệnh – Tử để tính số bậc cầu thang. Do đó, đối với nhà gác lửng thì số bậc cầu thang thường là 17 và đối với nhà lầu thì là 21 hoặc 25.

Bậc cầu thang được tính từ bậc đầu tiên, nếu có chiếu nghỉ thì chiếu nghỉ được tính là 1 bậc, ngoài ra phần nền của tầng trên cũng được tính là 1 bậc.

3. Vị trí đặt cầu thang

Cầu thang vừa phải đẹp để trang trí, vừa phải chiếm ít diện tích và vừa phải phù hợp phong thuỷ. Do đó, vị trí đặt cầu thang được xem là điểm đặc biệt lưu ý với gia chủ và kiến trúc sư khi thiết kế.

Đặt cầu thang ở vị trí nào sẽ giúp lưu thông luồng khi vào nhà, xuyên suốt từ tầng 1 đến tầng hai và tất cả các phòng được bố trí trong khi vực ngôi nhà, mang lại không khí thoáng mát.

Thông thường có 3 vị trí cơ bản để đặt cầu thang, sát một bên tường, giữa nhà và cuối nhà. Đặt cầu thang ở vị trí nào là tuỳ vào từng thiết kế cũng như hướng của ngôi nhà và yếu tố phong thuỷ của ngôi nhà đó.

Lưu ý khi thiết kế cầu thang trong nhà

4. Phong thủy cầu thang

Một trong những điểm quan trọng khi nhắc đến việc xây dựng cầu thang là vấn đề phong thủy bởi theo quan niệm cho rằng cầu thang luôn theo hướng đi lên với hàm ý gia chủ của gia đình mọi việc luôn đi lên theo hướng tốt có lợi cho công việc của chính gia chủ.

Có một số lưu ý về phong thuỷ cầu thang, ví dụ như cầu thang ở tầng trệt không được đi thẳng ra so với cửa chính của ngôi nhà. Nếu có thì phải đặt một bức vách hoặc tủ che chắn lại. Như vậy cải thiện được rất nhiều về mặt phong thủy, mang lại vượng khí.

Việc đặt cầu thang và những nơi có vượng khí tốt, nên bố trí vào các cung: Âm Quý nhân, Dương Quý nhân, Thiên Mã, Thiên Mộc, Đào Hoa. Tránh các cung: Thiên Hình, Đại Sát.

Đối với nhà gác lửng thì thường người ta sẽ đặt cầu thang một bên tường, vừa đẹp mắt vừa tiết kiệm diện tích sinh hoạt cho phòng khách.

>> Đăng tin mua bán nhà đất Hà Nội hiệu quả ngay

Kết luận

Cầu thang là bộ phận không thể tách rời khỏi các công trình nhà ở có lầu hoặc gác lửng. Tuy rất thông dụng và phổ biến xong có không ít trường hợp phải đập phá đi làm lại cầu thang bởi khi thi công thực tế vi phạm rất nhiều yếu tố gây bất hợp lý và dẫn đến nguy hiểm hoặc không thể sử dụng được. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có được chiếc cầu thang phù hợp, an toàn và hợp phong thuỷ trong nhà mình.

Có thể bạn quan tâm