Những điều cần lưu ý khi sang nhượng lại quán xá, cửa hàng

  • 54

Những điều cần lưu ý khi sang nhượng lại quán xá, cửa hàng

Tìm thuê mặt bằng để làm cửa hàng, mở quán không phải là điều dễ dàng đối với những người đang muốn kinh doanh riêng, nhất là ở những khu vực đông dân cư. Do đó, nhiều người tìm các mặt bằng shop, cửa hàng sang nhượng lại nhằm tiết kiệm công sức, thời gian cũng như tận dụng được cơ sở vật chất và lượng khách hàng quen có sẵn. Tuy nhiên, người thuê kinh doanh cần lưu ý những điều đây để tránh gặp rắc rối hoặc thất bại khi kinh doanh với bất động sản sang nhượng:

Tìm hiểu lý do chủ kinh doanh cũ sang nhượng

Khi tìm kiếm các quán xá và cửa hàng sang nhượng, bạn sẽ thấy có muôn vàn lý do để họ sang nhượng. Thông thường có 2 lý do chính khiến chủ cũ muốn sang nhượng mặt bằng đang kinh doanh, mà theo họ là đang làm ăn "rất tốt":
  • Lý do thứ nhất là họ chuyển đổi nơi ở hoặc gặp biến cố về gia đình hoặc tài chính nên cần nhượng lại cửa hàng gấp. Khi đó, bạn có thể nhận sang nhượng mặt bằng với giá hấp dẫn và sẽ dễ dàng làm thủ tục sang ngay mà quên mất việc phải xác minh thông tin. Có những trường hợp chủ cũ kinh doanh không có lợi nhuận, hoặc dùng địa chỉ kinh doanh để vay nợ, thiếu tiền,... Khi sang nhượng lại để kinh doanh, bạn rất dễ gặp nhiều rắc rối không đáng có do người khác gây nên.
  • Lý do thứ hai là công việc kinh doanh không tốt, không có lợi nhuận nên họ buộc phải chuyển đi. Họ không dấu giếm nhưng cũng không nói rõ vấn đề này trong các tin đăng sang nhượng mua bán nhà đất. Trong trường hợp này, bạn lưu ý phải tìm hiểu kỹ xem tình hình kinh doanh của quán, cửa hàng. Nếu liên quan đến vấn đề mặt bằng (địa điểm ít người qua lại, không thuận tiện dừng đỗ xe…) thì tốt nhất không nên sang nhượng lại, vì chắc chắn bạn buôn bán gì cũng sẽ rất khó khăn.
[caption id="attachment_396041" align="aligncenter" width="650"]Sang nhượng mặt bằng kinh doanh Không nên chọn những cửa hàng vắng khách, ít người vào[/caption]

Cách tìm hiểu mặt bằng sang nhượng

Trước khi sang nhượng bất kỳ một mặt bằng nào để kinh doanh, bạn nên tìm hiểu kỹ về lý do sang nhượng, tình hình kinh doanh cũng như mặt bằng. Để tìm hiểu lý do sang nhượng cửa hàng, bạn có thể gọi hỏi trực tiếp chủ cũ khi đến xem mặt bằng, hoặc lân la hỏi hàng xóm xung quanh. Sau đó, nghiên cứu về mặt bằng quán, nhà có ẩm thấp hay không, tình hình an ninh xung quanh có phức tạp không, khu vực đông người qua lại không, có dính vào đường 1 chiều hay đường cấm gì không. Cuối cùng, bạn trực tiếp vào cửa hàng dùng thử các dịch vụ như mua đồ, ăn uống,... để đánh giá chất lượng quán, đồng thời xem khách ra vào có đông không. Qua đó đánh giá về khả năng kinh doanh tại cửa hàng sang nhượng, tính khả thi, an toàn và những thay đổi về mặt bằng, cách kinh doanh khi nhận sang nhượng.

Nguyên tắc khi nhận sang nhượng mặt bằng

- Xác định chính xác chủ cửa hàng để sang nhượng đồng thời cần làm rõ thông tin của người chuyển nhượng cửa hàng xem họ là chủ sở hữu mặt bằng hay chỉ là người thuê mặt bằng rồi kinh doanh. Nếu là chủ sở hữu thì có thể an tâm, nhưng nếu chỉ là người thuê mặt bằng để kinh doanh thì bạn cần phải suy xét kỹ hơn. Hãy yêu cầu người đó cung cấp đầy đủ giấy tờ trong hợp đồng thuê mặt bằng của họ và chủ sở hữu, thời gian cho thuê là bao lâu, có điều khoản ràng buộc gì bất lợi hay không, tiền cọc và tiền thuê hàng tháng là bao nhiêu để đảm bảo rằng thời hạn sử dụng còn dài lâu và người sang nhượng được phép chuyển quyền kinh doanh. Tốt nhất nếu có thể hãy cùng người sang nhượng đi gặp chủ mặt bằng. - Cần tìm hiểu kỹ thông tin trước khi ký hợp đồng sang nhượng cửa hàng. Cần thu lại tất cả giấy tờ liên quan đến việc thuê mặt bằng, nếu được làm lại hợp đồng thuê với chủ cũ. Trong tiền sang nhượng phải tính cả tiền đặt cọc mặt bằng. - Một số loại giấy tờ bạn phải yêu cầu bên sang nhượng cửa hàng cung cấp bao gồm: hợp đồng cho thuê mặt bằng kinh doanh đã được công chứng và có chữ ký của chủ nhà và người thuê, giấy đăng ký kinh doanh có chứng nhận của cơ quan Nhà nước, giấy chứng nhận hình thức kinh doanh,... - Bạn cũng cần phải xem xét cửa hàng được sang nhượng thuộc hình thức kinh doanh nào (kinh doanh hộ cá thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty...) để có những thủ tục pháp lý phù hợp. [caption id="attachment_396044" align="aligncenter" width="650"]Sang nhượng mặt bằng kinh doanh Tìm hiểu kỹ hợp đồng và các loại giấy tờ trước khi sang nhượng[/caption]

Kiểm tra cơ sở vật chất, định giá khi sang nhượng

- Thông thường khi sang nhượng cửa hàng sẽ có kèm luôn cả tài sản, công cụ kinh doanh. Tuy nhiên giao dịch này vẫn cần có các thỏa thuận kỹ về những vật dụng, đồ đạc để lại trong quá trình sang nhượng, tình trạng, giá trị như thế nào để có mức sang hợp lý. - Điều đó có nghĩa, việc định giá sang nhượng cửa hàng sẽ liên quan đến các yếu tố như hệ thống an ninh sẵn có, hàng hóa thanh lý, máy móc thiết bị, hàng hoá còn tồn… Bạn cần phải xem xét kỹ và đánh giá chất lượng cũ, mới, khả năng tái sử dụng của chúng để quyết định có lấy lại hay không, để làm giảm bớt tiền sang nhượng. - Cũng cần lưu ý các hoá đơn điện nước, để tránh chủ cũ xài quá nhiều mà chưa thanh toán. Trên đây là những lưu ý khi sang nhượng lại batdongsan mặt bằng, cửa hàng để tiếp quản kinh doanh mà bạn cần lưu ý. Chúc bạn luôn thành công với công việc kinh doanh của mình!

Có thể bạn quan tâm