Khách thuê xin hỗ trợ, chủ nhà giữ quyền im lặng

  • 5
Dịch Covid-19 đang ảnh hưởng rất lớn đến các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm cũng như cửa hàng bán lẻ. Doanh thu hầu như không có khiến các khách thuê mặt bằng kinh doanh phải gánh khoản chi phí vô cùng lớn, trong đó bao gồm phí thuê mặt bằng chiếm phần lớn.

Khách thuê xin hỗ trợ, chủ nhà giữ quyền im lặng

Để giảm bớt gánh nặng chi phí, hầu hết khách thuê đã gửi công văn xin chủ mặt bằng giảm giá thuê nhưng những gì họ nhận được chỉ là sự im lặng của chủ. Mặt bằng kinh doanh đang là bất động sản khiến người thuê lao đao nhất thời điểm này. Chi phí thuê mặt bằng thường chiếm một phần lớn chi phí hàng tháng. Mặt khác, chi phí này không dễ cắt giảm vì nó phụ thuộc vào chủ cho thuê. Do đó, nhiều chủ kinh doanh đã cạn dần nguồn tài chính dẫn đến việc phải đi năn nỉ xin giảm giá thuê. Số ít các doanh nghiệp đạt được chấp nhận của chủ nhà, chấp nhận giảm hoặc hỗ trợ một phần chi phí thuê mặt bằng trong thời gian dịch bệnh bùng phát. Nhưng lại có rất nhiều trường hợp chủ nhà nhất quyết giữ quyền im lặng không hỗ trợ, không giảm trừ tiền thuê. Việc này vô tình dẫn đến phát sinh tranh chấp giữa đôi bên. Mới đây, một chủ nhà tự ý khoá cửa nhà cho thuê, cấm khách thuê bước vào và nhất quyết không chịu trả số tiền cọc 50 triệu chỉ vì khách thuê trễ tiền nhà 8 ngày. Đây là sự việc gây xôn xao cộng đồng và khiến chính quyền phải vào cuộc phân giải. [caption id="attachment_459161" align="aligncenter" width="650"]Nhiều chủ cửa hàng nhỏ lẻ phải trả mặt bằng Nhiều chủ cửa hàng nhỏ lẻ phải trả mặt bằng - Ảnh: Internet[/caption]

Cửa hàng nhỏ lẻ điêu đứng

Thời gian gần đây, khi chỉ thị giãn cách xã hội được ban hành, các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng không thiết yếu đều phải đóng cửa hàng. Do đó, chủ các cửa hàng nhỏ lẻ đều không thể kinh doanh, hoặc chỉ kinh doanh cầm chừng để có thể trụ được tiền thuê mặt bằng. Thực tế từ sau tết, kể từ khi dịch bệnh bùng phát thì rất nhiều cửa hàng đã lâm vào cảnh ế ẩm. Chi phí bù lổ liên tục nên dẫn đến kiệt quệ khi không còn được kinh doanh. Hầu hết các cửa hàng nhỏ lẻ này đều đã phải sang nhượng cửa hàng, hoặc dọn dẹp hàng trả lại mặt bằng. Anh Nguyên Cao, kinh doanh các sản phẩm nệm trên đường Trường Chinh Quận 12 cho biết: nệm bình thường đã là mặt hàng khó bán, gặp những ngày dịch nhu cầu về mặt hàng này còn ít hơn rất nhiều. Anh còn phải đóng cửa kinh doanh do lệnh giãn cách xã hội. Anh đã cố gắng đàm phán với chủ nhà về việc xin hỗ trợ chi phí mặt bằng nhưng không thành công. Do đó, tới cuối tháng 3/2020, anh thông báo đóng cửa, trả mặt bằng và xin lại tiền cọc. [caption id="attachment_459162" align="aligncenter" width="650"]Highlands thườn tốn rất nhiều chi phí cho mặt bằng Highlands thườn tốn rất nhiều chi phí cho mặt bằng - Ảnh: Internet[/caption]

Doanh nghiệp lớn ảnh hưởng thế nào?

Trong khi các cửa hàng nhỏ lẻ điêu đứng vì tiền thuê mặt bằng, doanh nghiệp lớn cũng đã thấm đòn với tình hình này. Bởi vì chi phí thuê mặt bằng của những doanh nghiệp này thường rất lớn, số lượng cửa hàng cũng nhiều. Đơn cử như các chuỗi cà phê HighLand, hay chuỗi cửa hàng Thế giới di động, số lượng mặt bằng là rất nhiều. Do đó, chi phí thuê mặt bằng có thể nói là khổng lồ. Tuy nhiên, đa số cũng phải chịu cảnh bị chủ bất động sản cho thuê mặt bằng quay lưng im lặng. Phần lớn chủ mặt bằng chưa có phản hồi chính thức, hay chung tay chia sẻ với doanh nghiệp. Đổi lại, một số chủ mặt bằng đã có động thái hỗ trợ giảm chi phí thuê từ 10-20% tương đương với số ngày đóng cửa theo quy định của Chính Phủ. Các chủ mặt bằng thường cho rằng, các tập đoàn lớn thì doanh thu cũng lớn, nên tình hình thất thu 1 2 tháng thì có thể sẽ không quá khó khăn. Do đó, nhiều chủ nhà vẫn chọn cách im lặng, hoặc đưa ra phương án hỗ trợ mang tính đối phó.

Có thể bạn quan tâm